145/8 Nguyễn Đình Chính, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

hab@haiaubay.edu.vn

vong-tron_1

DUY NHẤT

CẢM XÚC XÃ HỘI NHẬN THỨC THỂ LÝ

KẾT NỐI TRÁCH NHIỆM KHÁM PHÁ DINH DƯỠNG

YÊU THƯƠNG CÔNG BẰNG THÔNG TUỆ VẬN ĐỘNG

CHƠI MÀ HỌC

NHÀ

DUY NHẤT

Trẻ là những cá nhân độc lập, biết rằng mình là duy nhất, không một ai giống mình về ngoại hình, tính cách, thể chất, giọng nói, khả năng…. Mỗi trẻ chịu ảnh hưởng độc đáo của môi trường mình sống. Nhận thức về điểm mạnh, khả năng đặc biệt của mình, tự tin những việc mình làm được công nhận và có giá trị. Hiểu và thừa nhận điểm cần cải thiện trong hành trình trưởng thành của mình và sẵn sàng cho sự thay đổi. Trẻ đều có thể học thành công, đạt được những kỹ năng, kiến thức, hành vi cần thiết khi được tôn trọng và hỗ trợ phù hợp.

XÃ HỘI

CẢM XÚC

NHẬN THỨC

THỂ LÝ

KẾT NỐI

Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ em luôn cần được kết nối để thiết lập mối quan hệ. Kết nối giữa trẻ với các thành viên trong gia đình, kết nối giữa trẻ với bạn bè, trường học và cộng đồng xung quanh. Trẻ sẽ lắng nghe và thấu hiểu người khác khi trẻ cảm nhận được sự kết nối với người đó. Nhờ sự kết nối này mà trẻ sẽ giải quyết các mâu thuẫn bằng thái độ ôn hòa, tôn trọng.Gia đình và các mối quan hệ đáng tin cậy trong những năm đầu đời của trẻ tạo nên nền tảng cho sự phát triển cảm xúc và nền tảng cho sự an toàn để khám phá và học hỏi. Kết nối, mở rộng mối quan hệ an toàn giúp trẻ phát triển sự tự tin và cảm thấy bản thân được tôn trọng, có giá trị. Trẻ ngày càng có khả năng nhận ra, tôn trọng cảm xúc của người khác và dễ dàng kết nối tích cực với họ. Trẻ có khả năng quản lý hành vi và cảm xúc, tham gia chơi- học cùng bạn tốt hơn.

TRÁCH NHIỆM

Trách nhiệm là một trải nghiệm mà con người có được sau khi tự đánh giá chính mình thông qua hành vi, lời nói. Những câu chuyện cổ tích cho trẻ nhỏ chỉ chú trọng tới quá trình của sự việc mà quên đi kết quả của sự việc. Vì thế cần phải xây dựng cho trẻ tinh thần trách nhiệm, cần hình thành cho trẻ thói quen chịu trách nhiệm với mọi hậu quả mình gây ra.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người vĩ đại và dám trở lên khác biệt đều là những người biết sống có trách nhiệm bất kể hoàn cảnh. Đó cũng là tinh thần mà nhà trường muốn dạy cho trẻ của mình.

Những đứa trẻ cũng có quyền được yêu cầu, được đòi hỏi, khi chúng nhận được sự tôn trọng thì chúng sẽ nhận thức được giới hạn của bản thân và biết được việc nào nên làm việc nào không nen làm như vậy trẻ mới trưởng thành

Khi trẻ hiểu rằng chúng cần phải sống có trách nhiệm thì cũng là lúc chúng có lòng tự trọng lớn hơn và tự tin hơn khi thử nghiệm những điều mới.Một đứa trẻ có trách nhiệm sẽ trở thành một người lớn có trách nhiệm và thế giới này luôn cần những người như vậy.

Vì vậy “Hãy dạy trẻ khi còn nhỏ”. Chẳng bao giờ là quá sớm để rèn tính kỉ luật cho trẻ. Những đứa trẻ có trách nhiệm sẽ lớn lên thành những người lớn có trách nhiệm.

KHÁM PHÁ

Ngay từ lứa tuổi mầm non, việc để cho trẻ tiếp cận với khám phá là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ; biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên và biết giữ gìn sản phẩm tự làm ra.

Khám phá khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ. Trẻ không thích chỉ được đứng ngoài “quan sát và lắng nghe”, có người lớn đi theo sau hoặc bảo phải làm gì. Hãy để trẻ tự khám phá hơn là được dạy, bởi việc tự động não suy nghĩ sẽ làm trẻ ghi dấu ấn sâu hơn, tự giác khởi xướng làm những gì mình thích.

Để trẻ tự tìm tòi không những giúp trẻ nhớ được lâu hơn, mà còn giúp phát triển tính kiên nhẫn ở trẻ.

Khi có điều gì nằm ngoài khả năng tự lý giải, trẻ sẽ đặt câu hỏi. Việc đặt câu hỏi về những điều chưa biết, sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp, trao đổi với mọi người và giúp trẻ hiểu biết rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh.

YÊU THƯƠNG

Trẻ được yêu thương và học cách thể hiện sự yêu thương với cha mẹ, mọi người và đặc biệt là với môi trường xung quanh. Trẻ sẽ cảm nhận được niềm vui, luôn lạc quan và tin tưởng những điều tốt đẹp

CÔNG BẰNG

Tất cả trẻ đều có quyền như nhau. Những trải nghiệm của trẻ được công nhận và có giá trị trong tiến trình phát triển của trẻ.

Khi nhìn nhận trẻ là một công dân, thành viên của một cộng đồng, trẻ có cơ hội tham gia các hoạt động dân chủ như: đưa ra quyết định, bày tỏ ý kiến, tự tin đứng lên bảo vệ mình và người khác, chống lại sự thiên vị và hành vi phân biệt đối xử, nuôi dưỡng trách nhiệm đạo đức

Tất cả trẻ đều có cơ hội trải nghiệm tiến trình chơi mà học tại trường, không phân biệt giới tính, khả năng, tuổi, dân tộc hay lý lịch. Trẻ học cách coi trọng sự khác biệt, tôn trọng và chấp nhận quan điểm của người khác. 

THÔNG TUỆ

Trẻ được hướng dẫn, trải nghiệm và khám phá để tự nhận biết, phát triển không chỉ tri thức về thế giới mà còn về chính bản thân mình. Trẻ hài lòng và vui với tri thức mình có và hiểu rằng đó là một phần tri thức rất nhỏ trong “biển” tri thức bao la về vạn vật, về thế giới. 

Trẻ hào hứng tiếp nhận tri thức bằng sự chào đón, hứng khởi và khiêm nhường. Trẻ có tâm thế học hỏi mạnh mẽ khi đặt mình vào vị trí của một công dân toàn cầu với năng lượng tích cực.

Bước đầu, trẻ hình thành cách tư duy độc lập.

Trẻ luôn nuôi dưỡng tinh thần học hỏi và tiếp nhận tri thức, không chỉ trong một giai đoạn mà trong suốt chặng đường về sau, khi con trưởng thành. Phẩm chất trí tuệ này sẽ giúp trẻ luôn giữ vững mục tiêu cho những hành động của mình (dù là vượt qua thử thách) một cách rõ ràng, thiết thực, hiệu quả về sau.

VẬN ĐỘNG

Vận động là một cấu phần phát triển quan trong trong phát triển toàn diện của trẻ. Chương trình đào tạo giúp phát triển các tố chất vận động: nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo, khéo léo và các khả năng phối hợp trong vận động.

Trẻ dược khuyến khích để trải nghiệm các dạng vận động thô và vận động tinh nhằm phát triển và hoàn tiện các khả năng cần thiết cho các nhu cầu trưởng thành sau này. Vận động giúp trẻ giải phóng năng lượng, gia tăng sự tập trung, phát triển thể chất và sự linh hoạt cơ. Nhờ có vận động hợp lý, những cấu phần phát triển khác cũng được hỗ trợ cho sự phát triển hiệu quả

CHƠI MÀ HỌC

Chơi là tiền đề cho sự phát triển, là phương tiện mà tất cả trẻ em thực hành các kỹ năng mà chúng cần trong cuộc sống sau này. Khi trẻ em thao tác với đồ vật, thực nghiệm vai trò và thử nghiệm với các vật liệu khác nhau, chúng tham gia vào việc học thông qua chơi

Chơi cho phép trẻ chủ động xây dựng thử thách và mở rộng hiểu biết của mình thông qua việc kết nối với các trải nghiệm trước đó. Chơi tạo cơ hội cho trẻ học hỏi khi chúng khám phá, sáng tạo, ứng biến, tưởng tượng

Khi chơi cùng nhau, trẻ tạo ra các nhóm xã hội, ý tưởng, suy nghĩ và những hiểu biết mới. Khi chơi trẻ khám phá cách mọi thứ hoạt động và học cách tương tác với người khác. Khi chơi trẻ được tự do lựa chọn bối cảnh, cho phép trẻ thể hiện tính cách và tính cá nhân. Quan sát trẻ chơi, người lớn sẽ khám phá ra những sở thích và khả năng của trẻ, đánh giá sự phát triển và học tập của chúng. Chơi giúp trẻ xem xét quan điểm của người khác, học cách giải quyết khi có bất đồng

Học tập dựa trên hoạt động chơi sẽ:

• Khuyến khích sự tò mò và sáng tạo
 • Giúp kết nối kinh nghiệm trước đây và bài học mới
 • Phát triển nhiều loại kỹ năng: đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, đàm phán với người khác, giải quyết xung đột
 • Tăng cường mong muốn biết và học hỏi
 • Phát triển các mối quan hệ và tình bạn
 • Phát triển ngôn ngữ
 Tạo cảm giác hạnh phúc

NHÀ

Nhà là nơi đầu tiên trẻ nhận biết về thế giới này - nơi an toàn, yên ấm và đầy ắp tình thương yêu. Trường học nên trở thành ngôi nhà của trẻ, nghĩa là:
 Trường học là nơi trẻ được yêu thương, thông hiểu và trợ giúp hiệu quả
 Là nơi trẻ được kết nối với mọi người, mọi không gian, được khám phá những ngóc ngách, những góc, đồ chơi mà trẻ thích
 Là nơi diễn ra sinh hoạt giống như nhà của mình, cùng ăn chung, ngủ chung, hoạt động chung. Là nơi trẻ cảm thấy thoải mái với những thói quen, phong tục, sự kiện.
 Là nơi trẻ hiểu cách mọi thứ hoạt động và có thể thích nghi với sự thay đổi.
 Là nơi trẻ biết giới hạn và ranh giới hành vi được chấp nhận. Thể hiện sự tôn trọng với các quy tắc và quyền lợi của người khác, công bằng cho tất cả mọi người.
 Là nơi trẻ muốn cùng các thành viên khác (thầy cô, cha mẹ) cùng tham gia chăm sóc.

DINH DƯỠNG

Để một đứa trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần thì dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong quá trình phát triển đó trẻ cần được nuôi dưỡng bằng bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đủ về lượng, cân bằng về chất.

Chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đa dạng cách chế biến chú trọng khẩu vị và cách trình bày cũng góp phần không nhỏ vào việc kích thích quá trình ăn uống, hấp thụ và đào thải thức ăn hiệu quả và hợp lý.

Fill out my online form.