145/8 Nguyễn Đình Chính, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

hab@haiaubay.edu.vn

NHỮNG "THIỆT THÒI" CỦA CON TRẺ DO GIÁN ĐOẠN TỚI TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN DÀI

Chủ nhật, 29-08-2021

#Nguy_cơ hạn chế về tiếp cận nguồn kiến thức phù hợp với lứa tuổi:

Có thể ví dụ ở trẻ từ 2 - 3 tuổi, bên cạnh các bài học khám phá; về sự khác nhau, kỹ năng giải quyết vấn đề, Quan sát, mô phỏng; Sử dụng đồ vật hoặc biểu tượng để đại diện cho một cái gì đó khác… Những mục tiêu lứa tuổi này cần được truyền đạt tới trẻ thông qua hệ thống giáo trình, giáo án hướng dẫn giúp con hào hứng tiếp nhận kiến thức, vui vẻ tham gia, từ đó "bắc giàn" cho sự phát triển nhận thức của con những năm tháng về sau,... Tương tự như vậy, mỗi lứa tuổi đều có nhu cầu được học và khám phá thế giới xung quanh ở các cấp độ khác nhau, một giáo án phù hợp sẽ luôn hỗ trợ hiệu quả khi con mỗi ngày một lớn.

#Nguy_cơ hạn chế về các bài vận động thể lý và hoạt động phát triển thể chất phù hợp lứa tuổi:

Việc nghỉ học kéo dài khiến "đồng hồ sinh học" của trẻ em có nguy cơ thay đổi. Trẻ có thể thức dậy trễ hơn, không có nhu cầu nghỉ trưa, đi ngủ trễ vào buổi tối, thời lượng xem ti vi hoặc thiết bị công nghệ khác gia tăng, thay đổi trong chế độ ăn uống và tập luyện.

Ví dụ về nhu cầu phát triển thể chất ở trẻ 5, 6 tuổi: Trẻ cần được phát triển vận động với các nhóm chủ đề như thực hiện được các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp; kĩ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động, thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt,... Bên cạnh đó, phát triển thể chất đối với trẻ lứa tuổi này còn là những hiểu biết đúng về dinh dưỡng và sức khỏe với các nhóm hoạt động giúp chuẩn bị tiền đề cho trẻ ở giai đoạn tiền tiểu học,... đây là điều không thể "chờ d ị c h đi qua" mới hướng dẫn cho con. Các lứa tuổi khác cũng có nhu cầu phát triển thể chất phù hợp, cần được cha mẹ và nhà trường lưu ý hỗ trợ.

#Nguy_cơ căng thẳng dễ phát sinh và hạn chế về khả năng quản trị cảm xúc:

Khác với người lớn, con trẻ gặp khó khăn hơn trong việc nhận diện và vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Việc gián đoạn tới trường, ở nhà liên tục trong thời gian dài với những hạn chế giao tiếp với bạn bè, bà con họ hàng hay đi chơi, tiếp xúc với thiên nhiên cây cỏ,... có thể khiến trẻ dễ rơi vào căng thẳng, được thể hiện trong các phản ứng nhất thời như quấy khóc,đòi cho bằng được, không làm theo điều cha mẹ gợi ý,.... Khi trẻ "bật nắp" (flip out) cũng dễ khiến người lớn rơi vào trạng thái căng thẳng trong bối cảnh người lớn làm việc tại nhà. Ở lứa tuổi này, khả năng "tự điều chỉnh" của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ rất cần sự hướng dẫn, hỗ trợ của người thân trong gia đình.

#Nguy_cơ hạn chế trong phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội:

Theo sự phát triển lứa tuổi, từ khi lên hai, bé đã phân biệt được quen, lạ và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, nhận biết đồ vật qua trò chơi, quan sát. Đặc biệt, khi ba tuổi, trẻ sẽ bước vào "giai đoạn xã hội hóa", bước khỏi gia đình để tiếp xúc những trẻ khác, kết nối thầy cô, người xung quanh. Việc hạn chế tương tác và để trẻ chơi một mình, chỉ chơi với đồ vật là sự thiếu hụt rất lớn trong quá trình phát triển của trẻ về mặt ngôn ngữ, nhận thức và xã hội hóa. Điều này cho thấy người lớn cần lưu ý để đồng hành và chăm sóc sức khỏe tinh thần của con trong bối cảnh gián đoạn tới trường kéo dài.

🌻🌻🌻🌻



Tin liên quan
Fill out my online form.